Để di chuyển giữa các nước trong khối châu Âu EU, có 3 hình thức phổ biến là máy bay, tàu hỏa và xe bus. Trong đó, Flixbus là cái tên rất thông dụng không chỉ với người dân châu Âu, mà còn với rất nhiều du khách, với chi phí hợp lý và nhiều lựa chọn.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức sử dụng dịch vụ này, cũng như các ưu nhược điểm của nó so với các loại hình di chuyển khác nhé.
Nếu bạn đã có kế hoạch từ trước thì nên đặt vé càng sớm càng tốt. Mặc dù số lượng xe nhiều, nhưng như nói bên trên, nhu cầu sử dụng hàng ngày rất lớn, nên càng mua gần ngày đi, giá vé sẽ càng đắt, thậm chí hết chỗ.
Bạn có thể đặt vé trực tiếp trên trang web chính thức flixbus.com, hoặc tải app về điện thoại để dễ quản lý. Thanh toán rất đơn giản, bằng thẻ tín dụng hoặc Paypal như bình thường. Sau khi thanh toán, hệ thống sẽ gửi Hóa đơn và Vé về email đã đăng ký, có đầy đủ thông tin về mã số xe, giờ xuất phát/ đến nơi (dự kiến), hành lý, mã QR… Vé này có thể in ra hoặc xem trực tiếp trên điện thoại khi làm thủ tục lên xe.
Vé được hệ thống Flixbus gửi tới email
Đến ngày giờ, chúng ta chỉ việc đến đúng địa chỉ ghi trên vé. Giờ xe cũng không hoàn toàn chính xác lắm đâu, nhất là khi bạn lên ở những điểm lửng lơ giữa hành trình. Lý do là xe di chuyển quãng đường rất dài, hàng ngàn km qua nhiều quốc gia, có thể kẹt xe hay trục trặc gì đó mà đến muộn cũng là bình thường.
Bảng điện tử hiển thị thông tin chuyến xe ở Berlin Central Bus Station
Lưu ý là không phải lúc nào điểm đón xe cũng ở bến bãi, có mái che, ghế ngồi đàng hoàng đâu. Nhiều điểm chỉ đơn giản là một cái cột gắn biển, và đôi khi khá mất thời gian tìm kiếm. Do vậy, bạn nên chủ động đến sớm để có thời gian tìm đến đúng chỗ.
Bến Flixbus mình đón xe từ Prague đi Vienna
Mọi thứ trên xe đều ở mức “vừa đủ”. Xe có 2 tầng, và có một toilet nhỏ phía dưới cầu thang lên tầng 2. Ghế ngồi có thể ngả ra sau và có chỗ gác chân (nhưng mình thấy hơi nhỏ, nhất là với khổ người châu Âu), có wifi, ổ cắm sạc và bàn ăn đủ để bày các đồ ăn nhẹ như bánh mì, trái cây…
Bên trong một xe Flixbus
Thi thoảng, xe sẽ dừng nghỉ một lát. Bạn có thể xuống duỗi chân duỗi tay, hít thở không khí bên ngoài, nhưng chớ có chạy đi đâu xa, vì không bao giờ có thông báo là nghỉ bao lâu. Nếu bạn chạy ra siêu thị đằng kia mua chai nước, quay lại thấy xe đi mất rồi, thì ráng chịu.
Xe dừng nghỉ một lát trước khi vào cửa ngõ thành phố Prague
Đây là vấn đề rất nhạy cảm. Về lý thuyết, nhà xe sẽ chịu trách nhiệm về hành lý của hành khách. Nhưng thực tế, bạn đang ở một nơi xa lạ, xung quanh cũng toàn người xa lạ, nên cẩn thận không bao giờ là thừa. Hãy chắc chắn là bạn nhìn thấy valy của mình được xếp trong khoang hành lý của xe, và không có ai bỏ ra hay lấy nhầm ở các đoạn trung chuyển hay dừng nghỉ có người lên xuống.
Hãy đảm bảo hành lý của mình trong tầm mắt những lúc xe dừng
Mặc dù trong email gửi vé có kèm theo thẻ (tag) để mình tự in ra và dán trên hành lý. Nhưng theo quan sát của mình thì có vẻ nhà xe cũng không kiểm tra kỹ vụ này, mà chủ yếu là hành khách tự quản lý. Thực tế cũng đã có trường hợp mất hành lý của khách trên chuyến Flixbus, nên mình phải tự lo thôi.
Loại hình nào cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu. Fixbus cũng không phải là ngoại lệ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Xe vào bến trả khách
Trên đây là một số kinh nghiệm di chuyển ở châu Âu bằng Flixbus. Nếu cần thêm thông tin hoặc có chia sẻ, bạn vui lòng để lại comment nhé.